twitter
rss

Để xác định mục tiêu và hành động kiên định để biến chúng thành hiện thưc, bạn phải đặt ra mục tiêu thoả mãn 6 tiêu chuẩn sau:

1. Mục tiêu cụ thể

Những mục tiêu mơ hồ như giảm cân hay học tốt hơn hơn không đủ mạnh mẽ khiến chúng ta hành đông. Đặt những mục tiêu mơ hồ cũng như việc bắt các bạn xếp hình mà không có tranh mẫu hay lái xe trong sương mù vậy. Thay vì đặt những mục tiêu thiếu rõ ràng, hãy đặt những mục tiêu cụ thể như tôi muốn giảm 10 kg trong 1 tháng, tôi muốn đạt điểm A trong tất cả các môn. 

Rất nhiều người sợ thất bại và do đó đặt những mục tiêu không cụ thể. Tuy nhiên họ không bao giờ đạt được chúng vì họ không có cái gì đó rõ ràng để tập trung đạt được. Với những mục tiêu cụ thể thì hoàn toàn khác. Bạn có thể phát triển những chiến lược hữu hiệu quả. Ví dụ như bạn muốn đạt điểm A trong tất cả các môn. Bạn sẽ phải lên kế hoạch đọc sách như thế nào,quản lí thời gian ra sao, ôn luyện bao nhiêu giờ mỗi ngày là đủ. Ngay cả khi bạn không được toàn điểm A (straight As) thì tôi tin là điểm của bạn cũng không thể nào dưới B.

2. Nó phải đo lường & ước lượng được


Thay vì nói chung chung rằng “tôi muốn kiếm thật nhiều tiền”, hãy nói rằng “tôi muốn tăng gấp đôi thu nhập trong 1 năm”. Rất nhiều người không dạt được mục tiêu đơn giảm vì họ không xác lập các mục tiêu có thể đo lường được. Tương tự với 1 mục tiêu cụ thể và rõ ràng, khi đặt những mục tiêu như vậy thì bạn sẽ biết chính xác bạn cần tập trung làm gì.

3. Nó đòi hỏi khả năng nhiều hơn hiện tại của bạn


Những mục tiêu nhỏ tăng dần sẽ không thúc đẩy và làm bạn cảm thấy hứng thú. Do đó, bạn sẽ không hành động kiên định để đạt được nó. Trái lại, khi bạn đặt những mục tiêu to lớn và vượt quá khả năng hiện tại của bạn, bạn sẽ buộc bạn phải rời “vùng an nhàn” của mình (ví dụ như là tăng gấp đôi thu nhập trong 4 tháng, được điểm A* trong kì thi sắp tới). Đồng thời ý tưởng này cũng sẽ giúp bạn cảm thấy tràn đầy sinh lực và phấn khích. Tất nhiên, ban đầu những mục tiêu này có vẻ như không thực tế nhưng nó buộc bạn phải suy nghĩ để tìm cách đạt dựoc nó. Hãy nhớ lấy câu này “tất cả mọi chuyện đều có thể, điều quan trọng là làm như thế nào

4. Nó phải có tính khả thi

Có vẻ hơi mâu thuẫn với tiêu chuẩn 3 nhưng đúng là như vậy. Mục tiêu không thể quá viển vông, ví dụ như là bạn mới bị sa thải vì thiếu năng lực làm việc mà lại dám đặt mục tiêu trở thành triệu phú vào năm sau. Mục đích của bạn phải có cơ sở thực tế và khả năng hoàn thành. Nếu không mục tiêu sẽ trở thành gánh nặng và làm bạn cảm thấy mệt mỏi mà thôi.

5. Có tính khả thi

Bạn đã bao giờ đặt ra mục tiêu rồi sau đó thiếu động lực để thực hiện nó chưa? Bạn thấy đấy, bản thân mục tiêu không thúc đẩy bạn. Thứ thực sự thúc đẩy bạn là mục đích ẩn sau mục tiêu đó. Vậy nên lần sau khi đặt ra bất kì mục tiêu nào hãy tự hỏi bạn câu hỏi sau: “tại sao mình lại muốn làm việc này?”. Sau khi xác định mục tiêu, hãy viết ra giấy tất cả những lí do vì sao điều này quan trọng với bạn. Chỉ khi những lí do này đủ mạnh, chúng mới có thể thúc đẩy bạn hoàn thành mục tiêu đó.

6. Lập kế hoach hành động


Cuối cùng, mục tiêu sẽ chẳng là gì nếu bạn không lập kế hoạch để đạt được nó. bản kế hoạch hành động của bạn phải chỉ ra nên làm gì và hạn chót hoàn thành công việc đó. Mỗi khi xác định 1 mục tiêu nào đó, ngay lập tức tôi bắt đầu làm gì đó hướng tới mục tiêu. Ví dụ như khi đặt mục tiêu viết 30 bài viết trên VTTC vào tuần này. Ngay sáng hôm sau tôi đã đặt bút viết bài đầu tiên. Ngoài ra, tôi còn có 1 mục tiêu khác là đạt điểm A trong tất cả các môn học. Ngay từ đầu kì tôi đã học rất chăm chỉ và kết quả là 2 kì thi mới nhất tôi đều vượt qua 1 cách nhẹ nhàng với 2 điểm A * (trên 90 %). 1 khi bạn chủ động hướng tới mục tiêu, bạn sẽ tạo đà để giúp bản thân bạn hành động kiên định cho đến khi đạt được nó.

Chuyên đề: Kỹ Năng Mềm
Website: www.ChauA.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét