Ban đầu tiền bạc cũng là một thứ hàng hóa để trao đổi buôn bán, nhưng ngày nay hầu hết các đồng tiền trên thế giới đều là tiền giấy không được đảm bảo bằng vàng.
Tiền bạc là gì? Tiền bạc là công cụ thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ hoặc để trang trải nợ nần. Chức năng chính của tiền bạc là làm phương tiện trao đổi, một đơn vị tài khoản hay lưu giữ của cải.
Có một số luật bất thành văn về tiền bạc mà ta từng biết và có thể gọi là qui luật của tiền bạc.
Qui luật thứ nhất: “Tiền bạc không từ trên trời rơi xuống”
Qui luật thứ hai: “Tiền thật nằm trong túi người lao động”
Điều luật thứ ba: “Tiền bạc là có giới hạn”
Qui luật thứ tư: “Phải tôn trọng cả ba qui luật trên”
Tiền bạc là gì? Tiền bạc là công cụ thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ hoặc để trang trải nợ nần. Chức năng chính của tiền bạc là làm phương tiện trao đổi, một đơn vị tài khoản hay lưu giữ của cải.
Tiền bạc hàng hóa là tiền bạc được hậu thuẫn bởi thứ gì đó như vàng hoặc bạc, trong khi tiền giấy không có giá trị nội tại và chỉ được hậu thuẫn bởi chính phủ đã in ra chúng. Đối với hầu hết mọi người, tiền bạc thường là tiền mặt và hiếm khi người ta nghĩ xa hơn điều đó.
Ngày nay, các khoản mua sắm lớn như mua ô tô hay mua nhà thường được thực hiện qua chuyển khoản điện tử như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hay chuyển khoản qua ngân hàng. Thế nhưng, người ta vẫn coi chúng là tiền thật vì rốt cuộc họ vẫn phải hoàn trả nếu dùng thẻ tín dụng. Người ta phải lao động cật lực trong hầu hết thời gian trưởng thành để kiếm tiền để tồn tại và phát đạt.
Có một số luật bất thành văn về tiền bạc mà ta từng biết và có thể gọi là qui luật của tiền bạc.
Qui luật thứ nhất: “Tiền bạc không từ trên trời rơi xuống”
Khi còn nhỏ người ta đã học được qui luật này từ các bậc cha mẹ. Ta thường hay đòi cha mẹ mua cho mình thứ này thứ nọ và thường nhận được câu trả lời: “Tiền bạc không từ trên tời rơi xuống”. Bài học của qui luật này là tiền bạc có giá trị của nó và người ta không thể trông đợi tiền bạc bỗng dưng từ trên trời rơi xuống để ta nhặt lấy rồi mua bất kỳ thứ gì mà mình thích. Người ta phải làm ra hàng hóa và dịch vụ để có tiền để mua những thứ khác. Ngay từ nhỏ, người ta đã được dạy bảo rằng tiền bạc có giá trị riêng của nó.
Qui luật thứ hai: “Tiền thật nằm trong túi người lao động”
Tất cả mọi người đều biết “tiền là Tiên là Phật”. Người ta có thể thấy những biển báo “không chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng hay séc chuyển khoản” ở các cửa hàng hay các nhà cung cấp dịch vụ, nhưng không hề thấy biển “không chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt”.
Người ta chỉ tin tưởng các tài khoản ngân hàng trong một chừng mực nào đó. Nếu mất lòng tin, người ta sẽ chạy đến ngân hàng và rút tiền mặt về. Số tiền rút từ ngân hàng đó được dùng để thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ, bị đánh thuế và rốt cuộc lại chui vào túi người lao động.
Đó là tiền thật và lưu hành trong một nền kinh thế thực. Số tiền này thể hiện sức mua thực tế của nền kinh tế. Khi ở ngân hàng, số tiền này thuộc về người gửi. Khi được rút khỏi ngân hàng, nó sẽ chui vào túi người lao động. Tiền thật sau đó lại từ túi người lao động chảy vào nền kinh tế thực.
Điều luật thứ ba: “Tiền bạc là có giới hạn”
Khái niệm tiền thật là có giới hạn cho thấy tiền bạc sẽ cạn kiệt, cũng giống như tài nguyên thiên nhiên. Bất chấp thực tế là hầu hết các loại tiền hiện nay đều là tiền giấy và không có giá trị nội tại, ta vẫn coi chúng là có giới hạn và chính vì vậy cần chi tiêu một cách khôn ngoan.
Kể từ khi còn nhỏ, ta đã được khuyến khích tiết kiệm tiền. Ta vẫn thường được nghe cái câu “tiết kiệm tiền trong những ngày nắng ráo để đề phòng những ngày mưa bão”. Điều này có nghĩa là trong tương lai có thể người ta có thể sẽ bị ốm đau hoặc phải thanh toán những khoản chi tiêu đột xuất. Người ta phải tiết kiệm tiền cho những trường hợp như trên.
Khái niệm tiền bạc có thể cạn kiệt hoặc chỉ có giới hạn khiến người ta phải cần cù lao động và trên lý thuyết là tiết kiệm tiền bạc. Tiền thật là có giới hạn và là một nguồn tài nguyên mà ta phải sử dụng một cách tiết kiệm.
Qui luật thứ tư: “Phải tôn trọng cả ba qui luật trên”
Tiền thật đã và đang bị thay thế bằng tiền ảo. Trong tháng 8/2008, toàn bộ hệ thống ngân hàng chỉ có khoảng 50 tỷ USD tiền mặt, trong khi các vụ giao dịch qua chuyển khoản lên tới 2.996 tỷ USD mỗi ngày. Tuy nhiên, mỗi vụ giao dịch kiểu này đều liên quan đến cam kết trả bằng ngoại tệ mạnh khi được yêu cầu.
Đó chính là gốc rễ của của cuộc khủng hoảng tài chính mà thế giới đang phải đối mặt hiện nay. Số tiền ảo này lơ lửng trên trời và chẳng bao giờ chui vào túi những người lao động. Nó tìm cách làm cái điều bất khả thi là chuyển thành tiền thật. Trong mưu đồ thực hiện cái điều bất khả thi này, tiền ảo phá vỡ các qui luật của tiền thật và gây ra tình trạng đổ vỡ hệ thống tiền ảo.
Nguồn Internet
Châu Á Group
Website: www.ChauA.vn
Card Online: www.NguyenVanHoa.tk
Facebook: www.Facebook.com/ChauAGroup
Youtube: www.Youtube.com/ChauADesign